Blockchain là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến ngành tài chính?

Blockchain.

Ra đời và nở rộ với tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai. Blockchain ngày càng có ảnh hưởng rất lớn đến ngành tài chính kế toán. Nó là cánh tay phải đắc lực giúp lưu trữ thông tin tối ưu nhất mà con người đang nỗ lực tìm kiếm. Vậy Blockchain là gì? Sức ảnh hưởng của nó như thế nào đối với ngành tài chính? Tiềm năng phát triển ra sao trong tương lai? Itacenter sẽ giải đáp tường tận cùng bạn ngay bây giờ.

Blockchain là gì?

  • Blockchain (hay còn gọi là chuỗi khối). Tên bạn đầu là một cơ sở dữ liệu phân cấp có chức năng lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa. Và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo . Và được liên kết với khối trước đó. Kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain ra đời được thiết kế để chống lại viêc thay đổi của dữ liệu.
  • Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế và sử dụng hệ thống tính toán, phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy, công nghệ này phù hợp để ghi lại những sự kiện, xử lý giao dịch, hồ sơ, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Giúp xóa bỏ tối đa các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.
  • Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống có bị sụp đổ. Thì những máy tính và nút khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Blockchain có những phiên bản nào?

Blockchain là gì?
Blockchain là gì? Và nó có bao nhiêu phiên bản.

 

Hiện tại, Blockchain tồn tại với 3 phiên bản:

  • Phiên bản Blockchain 1.0 – tiền tệ và thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hóa. Nó bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc đối với con người nhất.
  • Phiên bản Blockchain 2.0 – tài chính và thị trường: Phiên bản này được ứng dụng trong các ngành tài chính và ngân hàng. Mở rộng quy mô của Blockchain. Đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường các tài sản bao gồm: cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kì điều gì có liên quan đến thỏa thuận hợp đồng.
  • Phiên bản Blockchain 3.0 – thiết kế và giám sát hoạt động: Phiên bản này nâng cấp hơn so với hai phiên bản kia. Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính. Đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.

Blockchain có ảnh hưởng như thế nào đến ngành tài chính?

Đối với ngành tài chính ngân hàng, Blockchain với công nghệ cải thiện tốc độ giao dịch. Đồng thời loại bỏ được các lớp xác thực tính minh bạch trên giao dịch. Gần như ngay lập tức mọi thành viên trong mạng lưới đều có thể thấy giao dịch đó. Ảnh hưởng của nó tới ngành tài chính phải kể đến như:

Blockchain là nền tảng cho các giao dịch xuyên biên giới

công nghệ blockchain
Công nghệ Blockchain giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch xuyên biên giới.

Với thời đại cách mạng số hóa ngày nay, việc sắp xếp thông tin vào các cơ sở dữ liệu cá nhân của ngành tài chính ngân hàng nhanh hơn nhiều so với truyền thống. Sự ra đời của công nghệ Blockchain sẽ giúp cho các tổ chức tài chính tạo được kết nối trực tiếp với nhau mà không cần đến ngân hàng được ủy thác làm trung gian. Các tổ chức tài chính cạnh tranh đều có thể sử dụng cơ sở dữ liệu chung này để theo dõi việc thực hiện, thanh toán bù trừ của các giao dịch. Mà không cần liên quan đến cơ sở dữ liệu hay hệ thống quản lý tập trung như trước đây. Với Blockchain, ngân hàng có thể hình thức hóa và bảo mật các mối quan hệ số với nhau theo cách mà họ không thể làm được trước đây.

Với những phương pháp giao dịch truyền thống, giao dịch trên các văn bản và giấy tờ, các công ty thường phải tốn nhiều chi phí cho việc in ấn, chi phí đặt sản xuất con dấu tại công ty mai vàng, và kể cả tiền để bạn có thể thuê một không gian lưu trữ mớ giấy tờ đó, đây là một giải pháp không thể nào giúp doanh nghiệp có thể phát triển mạnh. Vậy còn giao dịch online hiện nay, những giao dịch trên website hay app thời điểm hiện tại thường bị các hacker thâm nhập, gây ra những thiệt hại nặng nề, chính vì vậy mà việc giao dịch online và giao dịch truyền thống vẫn đang tồn tại song song. Với công nghệ Blockchain, nó sẽ giúp những doanh nghiệp lĩnh vực tài chính giảm bớt về nỗi lo khi giao dịch online.

Blockchain tạo ra tài sản kĩ thuật số

Trước đây, bất kì số hóa nào cũng có thể được sao chép chỉ bằng một cú click chuột. Nhưng Bitcoin đã tạo ra mã code số hóa không thể sao chép được. Mang đến cho các mã lệnh số giá trị không tưởng. Giá trị Bitcoin dựa trên dung lượng của công nghệ hệ thống Blockchain có thể ngăn chặn việc chi tiêu kép và việc tạo tiền giả. Blockchain có thể là tài sản nhưng nó cũng có thể được sử dụng để tự điều hành thị trường của riêng mình. Những nỗ lực này từ đang giúp xử lý tài sản kĩ thuật số như là công cụ sinh lợi nhiều. Đây là một ứng dụng ngày càng phổ biến rộng rãi trong ngành tài chính.

Blockchain ảnh hưởng đến quản trị và thị trường tài chính

Có thể thấy rằng, khả năng của Blockchain không chỉ được giới hạn ở việc ghi lại các giao dịch trên thị trường. Mà những nhà phát triển công nghệ này đang giúp các tổ chức tài chính có thể lập trình trước để thực hiện các hoạt động trong kinh doanh. Năm 2016, một dự án của Blockchain là The DAO ra đời. Ứng dụng chạy trên nền tảng Blockchain của ethereum với mục đích là thị trường gây quỹ cộng đồng. Bao nhiêu phần trăm số vốn bạn góp vào quỹ là phần trăm số phiếu mà bạn có thể biểu quyết cho việc quyết định quỹ này dung chi tiêu như thế nào.

Giải quyết những vấn đề liên quan đến luật pháp tài chính

Giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực tài chính
Công nghệ Blockchain giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong lĩnh vực tài chính.

Không dừng lại ở nhiều tính năng đặc biệt hiệu quả. Blockchain còn giúp ngành tài chính giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến luật pháp. Nó có thể được dùng như là một hệ thống hoàn toàn minh bạch. Và cực kì dễ dàng truy cập cho các nhà tư pháp. Nó cũng có thể được mã hóa để ủy quyền tới các giao dịch. Kết hợp cùng báo cáo các thông tin trước pháp luật. Chẳng hạn như ngân hang có nghĩa vụ phải báo cáo cho cơ quan như tổ chức FinCEN (một mạng lưới thi hành luật tội phạm hành chính). Mỗi khi ngân hàng ủy quyền thực hiện giao dịch lớn hơn $10.000. Thì ngân hang phải báo cáo thông tin đầy đủ cho FinCEN để cơ quan này lưu trữ và sử dụng như một cơ sở dữ liệu chống rửa tiền.

Thanh toán bù trừ

Nếu như trước đây với giao dịch bằng giấy tờ. Khung thời gian cho việc thanh toán bù trừ của một giao dịch phải mất 3 ngày mới thực hiện xong. Thì ngày nay với công nghệ Blockchain. Chu trình của một giao dịch thực hiện bù trừ và thanh toán sẽ được diễn ran gay tức thì tại thời điểm giao dịch. Với tài sản số hóa từ Blockchain, giao dịch được thanh toán cùng với mã khóa và quyền sở hữu kĩ thuật số.  Giúp giảm rủi ro sau giao dịch và rủi ro từ phía đối tác không thể thực hiện thỏa thuận.

Kế toán và kiểm toán

Cơ sở dữ liệu Blockchain thay thế cơ sở dữ liệu truyền thống chụp hình lưu trữ tại một thời điểm nhất định. Blockchain có thể xây dựng từ lịch sử các giao dịch trước đây. Chúng là các cơ sở dữ liệu với nội dung, lịch sử của chính mình. Và đồng thời cũng là hệ thống tự lưu trữ thông tin.

Tiềm năng phát triển của Blockchain trong tương lai

Tiềm năng phát triển của Blockchain.
Blockchain đang có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

Blockchain có tiềm năng phát triển rất lớn đối với ngành tài chính. Ngày nay tại Việt Nam, công nghệ Blockchain được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính là rất cao hơn 85%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải cũng ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành logictics. Điều này càng khẳng định hơn nữa tiềm năng và triển vọng của công nghệ Blockchain tại Việt Nam ngày càng nở rộ hơn trong tương lai.

Đối với mảng tài chính ngân hàng, Blockchain càng giúp tăng độ minh bạch và an toàn trong việc nhập khẩu dữ liệu ngân hàng. Cắt bỏ những khâu rờm rà cũng như những đơn vị trung gian. Giúp đơn giản hóa bộ máy. Từ đó càng làm tăng hiệu quả và tốc độ vận hành của hệ thống quản trị.

Rõ ràng, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ Blockchain trong thời đại mới. Thì càng khẳng định Blockchain là xu hướng của tương lai mà các doanh nghiệp tài chính trong nước cần nắm bắt để chạy đua trong kỉ nguyên cách mạng 4.0.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *